Tin tức

Tin tức
THACO đẩy mạnh xuất khẩu sơ mi rơ moóc sang thị trường Mỹ

THACO đẩy mạnh xuất khẩu sơ mi rơ moóc sang thị trường Mỹ

Tin tức

THACO đẩy mạnh xuất khẩu sơ mi rơ moóc sang thị trường Mỹ

Đầu tháng 5/2021, THACO tiếp tục xuất khẩu lô 50 sơ mi rơ moóc sang thị trường Mỹ sau khi lô hàng đầu tiên gồm 69 sản phẩm cùng loại đã được xuất khẩu thành công năm 2020.

THACO dự kiến sản lượng sơ mi rơ moóc trong năm 2021 tăng gấp 5 lần sau năm đầu tiên xuất khẩu.  Ảnh: VGP/Minh Thi

Tính riêng ở thị trường này, THACO dự kiến sản lượng sơ mi rơ moóc trong năm 2021 tăng gấp 5 lần sau năm đầu tiên xuất khẩu.

Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu và năng lực của hai bên, tháng 2/2020, THACO đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác sản xuất, phân phối sản phẩm sơ mi rơ moóc với PITTS Enterprises-1 trong 15 nhà sản xuất sơmi rơmoóc lớn tại Mỹ (công ty này mỗi năm cung ứng cho thị trường Mỹ hơn 5.000 sản phẩm). Trong đó, Dorsey Intermodal-công ty con của PITTS Enterprises, là đại diện của THACO tại Mỹ.

Dorsey sử dụng hệ thống đại lý của mình để phân phối và bảo hành các sản phẩm của THACO, đồng thời tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ cung cấp linh kiện để THACO sản xuất đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, phù hợp với quy định hiện hành và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Mỹ.

Sau lô hàng đầu tiên được khách hàng đánh giá cao, THACO và Dorsey tiếp tục ký kết những hợp đồng lớn hơn trong năm 2021, phát triển các sản phẩm phù hợp và mở rộng thị trường phân phối tại Mỹ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, hoạt động logistics gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến việc xuất khẩu bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Sau những nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giao nhận-vận chuyển khả thi, lô hàng 50 sơ mi rơ moóc đã được xuất sang Mỹ. Dự kiến, THACO sẽ xuất thêm 475 sản phẩm trong tháng 6 và quý III, quý IV/2021. Dorsey cho biết, hợp tác với THACO đã giúp công ty gia tăng năng lực cung ứng, đa dạng nguồn cung và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại thị trường Mỹ.

Bên cạnh Mỹ, châu Á là thị trường đầy tiềm năng mà THACO hướng đến, đặc biệt là Nhật, Thái Lan và Myanmar với sản lượng dự kiến hơn 100 sơ mi rơ moóc trong năm nay, nâng tổng sản lượng xuất khẩu sơ mi rơ moóc sang Mỹ và châu Á năm 2021 lên 630 sản phẩm.

Xuất khẩu sơ mi rơ moóc được xem là thành công lớn của THACO bên cạnh xuất khẩu ô tô các loại và linh kiện phụ tùng (năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ô tô và linh kiện phụ tùng đạt gần 50 triệu USD).

Sản phẩm sơ mi rơ moóc của THACO đa dạng, phù hợp với yêu cầu riêng biệt của từng đối tác, trong đó, chủ lực là sơ mi rơ moóc xương chở container 20 feet và 40 feet, sơ mi rơ moóc ben và sơ mi rơ moóc sàn. Các sản phẩm đã được chứng nhận đủ điều kiện tham gia giao thông tại Mỹ, Nhật Bản và các nước ASEAN.

Đặc biệt, sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam có mức thuế 0%, do đó có lợi thế cạnh tranh cao và hoàn toàn có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện nay, nhà máy xe chuyên dụng của THACO (THACO SV) tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ và hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị nhằm gia tăng năng lực sản xuất; tập trung nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu của từng thị trường, các tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện tham gia giao thông ở từng nước, làm cơ sở cho hoạt động phát triển sản phẩm (R&D) và triển khai các dự án xuất khẩu khả thi.

Cùng với sơ mi rơ moóc, THACO đang triển khai kế hoạch xuất khẩu hơn 1.500 xe các loại (gồm xe du lịch Kia, xe bus, xe tải) sang các thị trường hiện hữu trong năm 2021; đồng thời thâm nhập vào các thị trường mới tại châu Phi, Tây Á, Nam Á…

(Theo http://baodientu.chinhphu.vn)

Tương lai thị trường ô tô Đông Nam Á: Xe điện chiếm ưu thế

Tương lai thị trường ô tô Đông Nam Á: Xe điện chiếm ưu thế

Tin tức

Tương lai thị trường ô tô Đông Nam Á: Xe điện chiếm ưu thế

Trong bối cảnh tiêu thụ ô tô tăng mạnh gây ô nhiễm không khí trầm trọng, xe điện (EV) là một lựa chọn tốt hơn để cân bằng giữa sự tiện nghi cho tầng lớp trung lưu đang tăng lên và mục tiêu bảo vệ môi trường tại Đông Nam Á.

Doanh số bán xe hơi ở Đông Nam Á đã vượt xa tất cả các khu vực khác trên thế giới. Năm 2017, tổng doanh số bán xe mới tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã tăng 5% lên gần 3,4 triệu chiếc.

Đến nay, ASEAN có tỷ lệ sở hữu xe hơi đặc biệt cao so với các khu vực khác trên thế giới. Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhiều hơn một xe hơi ở các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đang tăng nhanh chóng. Nếu không có thay đổi lớn, ước tính sở hữu phương tiện trên toàn khu vực sẽ tăng hơn 40% vào năm 2040…

tuong lai thi truong o to dong nam a xe dien chiem uu the

Tiêu thụ ô tô tăng mạnh đang đặt ra áp lực rất lớn về môi trường. Hầu hết các phương tiện trong khu vực chạy bằng xăng hoặc dầu diesel, khiến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tồi tệ ở các thành phố Đông Nam Á… Một nghiên cứu của Khoa Đại học Y tế Công cộng Indonesia cho thấy 58% số bệnh của những người sống trong thành phố có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Trong bối cảnh đó, xe điện (electric vehicle- EV) dường như là một lựa chọn tốt hơn để cân bằng giữa sự tiện nghi và bảo vệ môi trường. EV, bao gồm cả xe điện hybrid có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon thải ra môi trường, so với những chiếc xe thông thường thải ra carbon dioxide, carbon monoxide và nitơ oxit không có lợi cho môi trường.

Theo một nghiên cứu do Nissan chủ trì và được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu Frost & Sullivan, 1/3 người tiêu dùng Đông Nam Á sẵn lòng mua một chiếc xe điện. Nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng ở Philippines, Thái Lan và Indonesia là những người nhiệt tình nhất về tương lai của EVs.

tuong lai thi truong o to dong nam a xe dien chiem uu the

Nhận thức tốt hơn về môi trường và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong khu vực đã thúc đẩy doanh số EV ở một số quốc gia. Tại Malaysia, tăng trưởng của các phương tiện tiết kiệm năng lượng (EEV) – bao gồm EVs – đã vượt mục tiêu năm 2018. Trong năm 2019, Viện Ô tô, Robot và IoT của Malaysia (MARii) đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là dòng xe made in Malaysia thứ 3 sẽ là một chiếc xe điện.

Tại Việt Nam, VinFast đã phát triển dòng xe tay ga điện từ năm 2018. Công ty dự kiến cũng sẽ sản xuất ô tô điện.

Hiệp hội xe điện Philippines (EVAP) đặt mục tiêu sẽ có một triệu xe điện lưu thông trên đường phố Philippines vào năm 2020. Hiệp hội cũng đang làm việc với chính phủ để phát triển Lộ trình xe điện quốc gia. Bộ Năng lượng Philippines (DOE) cũng đã hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để giới thiệu xe ba bánh chạy điện (xe điện tử) chạy bằng công nghệ pin lithium-ion. Sáng kiến này nhằm giảm mức tiêu thụ xăng dầu hàng năm của ngành vận tải xuống 2,8% và cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide ước tính là 259.008 tấn hàng năm bằng cách chuyển sang 100.000 xe điện.

Singapore từ lâu đã có ý tưởng vận hành trên diện rộng xe buýt điện. Vào tháng 10/2018, Cơ quan Giao thông Vận tải Đất liền (LTA) của quốc đảo này đã duyệt thầu cho ba công ty cho 60 xe buýt điện, góp phần giúp cho giao thông công cộng thân thiện hơn với môi trường.

Như vậy, xe điện hoàn toàn có thể là tương lai của giao thông vận tải trong khu vực, nhất là khi các hoạt động đầu tư và nhu cầu trong lĩnh vực này tăng lên, được củng cố và khuyến khích bởi chính sách kích cầu và hỗ trợ sản xuất của các chính phủ. Một ví dụ tiêu biểu có thể nhìn thấy ở ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. Năm 2019, thị trường ô tô nội địa Thái Lan dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng từ 2% đến 5% trong khi tăng trưởng doanh số EV được dự đoán sẽ duy trì ấn tượng trong khoảng từ 76 – 83%.

Năm 2019, chính phủ Thái Lan cũng sẽ cố gắng khuyến khích các nhà sản xuất xe hơi sinh thái ra mắt nhiều EV sinh thái, đặc biệt là loại hybrid. Những EV sinh thái này cũng sẽ được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt như các mẫu EV khác, khiến giá bán lẻ phải chăng hơn. Một động lực khác cho sản xuất EV được cho là do chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến hơn cho các nhà sản xuất trong nước từ việc thành lập liên doanh với các nhà sản xuất ở nước ngoài.

Xuất khẩu ô tô Thái Lan đã vượt xa doanh số bán hàng trong nước, chiếm khoảng 60% doanh số bán ô tô của nước này năm 2018. Năm 2019, lượng ô tô xuất khẩu của Thái Lan được dự báo sẽ tăng 1-4% do cầu yếu và xu hướng di chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ở châu Âu. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam dự kiến sẽ tăng đáng kể khoảng 14-22 % trong năm 2019 vì có lý do: Di dời cơ sở sản xuất ô tô chở khách vào Thái Lan để các sản phẩm ô tô được tái xuất trở lại Việt Nam; Thu nhập trung bình cao hơn của các hộ gia đình Việt Nam; Mối quan tâm hơn của người tiêu dùng đến dòng xe sinh thái động cơ nhỏ giá cả phải chăng hơn, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu tăng…

Ngược lại, xuất khẩu ô tô của Thái Lan sang châu Âu sẽ bị áp lực bởi việc di dời các cơ sở sản xuất sang các nước trong khu vực này như Hungary, Hà Lan, Pháp và Phần Lan, để gần người tiêu dùng cuối hơn trong nỗ lực giảm chi phí vận chuyển và hậu cần. Kiểm soát khí thải ở châu Âu cũng sẽ làm giảm xuất khẩu ô tô Thái Lan vào EU. Cuối cùng, Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) sẽ có hiệu lực từ năm 2020, thắt chặt kiểm soát về địa điểm các phương tiện được sản xuất ban đầu. Điều này có khả năng làm chậm xuất khẩu ô tô Thái Lan sang các nước này. Thái Lan có thể hạn chế các tác động tiêu cực bằng cách tăng cường sản xuất và xuất khẩu EV sang các nước thành viên châu Âu và USMA, những nơi đang thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng EV.

Có thể nhận thấy, trong khi triển vọng doanh số bán ô tô tổng thể của Thái Lan kém tích cực trong năm 2019 do sức cầu yếu trên thị trường nội địa và tại các thị trường xuất khẩu truyền thống thì tăng trưởng cao trong phân khúc EV sẽ tiếp tục là lực đỡ chính cho ngành công nghiệp. Do đó, chính phủ Thái Lan đang cố gắng khuyến khích sản xuất EV và phụ tùng ô tô công nghệ cao thông qua việc thúc đẩy các gói ưu đãi BOI. Năm 2018, chính phủ nước này đã phê duyệt các dự án sản xuất HEV và pin của Nissan Motor Co và Honda Motor Co trị giá tới 888 triệu USD (28 tỷ baht). Trong khi đó, Mazda Motor Co đã được cấp đặc quyền đầu tư để sản xuất HEV và đã quyết định đăng ký sản xuất EVs đầy đủ tại Thái Lan. Nhiều nhà sản xuất khác cũng có kế hoạch đầu tư và đang nghiên cứu các cơ hội trong quá trình áp dụng cho gói BOI.

(Theo https://congthuong.vn)

TUYỂN DỤNG

TUYỂN DỤNG

Tin tức

KĨ SƯ CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY & CƠ ĐIỆN TỬ

Vị trí tuyển dụng: Nhân Viên Thiết Kế

Số lượng cần tuyển: 04

Địa Điểm làm việc: Tòa nhà A7 – Chung cư An Bình – 232 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

   -Thiết kế mô hình 3D, JIG, Đồ gá trong dây chuyền sản xuất ô tô.

   – Bóc tách, xuất bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp của sản phẩm.

   – Lên danh sách chi tiết chế tạo và chi tiết mua.

   – Lập sơ đồ khí, điện cho sản phẩm – đưa ra nguyên lý hoạt động của sản phẩm.

   – Tính toán, mô phỏng, kiểm nghiệm các hệ thống tự động hóa, đồ gá hàn ô tô

II. YÊU CẦU CÔNG VIỆC:

   – Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy & Cơ Điện Tử.

   – Sử dụng thành thạo một trong các phần mềm thiết kế 2D, 3D (Autocad, Catia, SolidWork…) là một lợi thế.

   – Có khả năng đọc hiểu bản vẽ tốt, tu duy thiết kế, khả năng phân tích, đánh giá giải quyết vấn đề.

   – Có đam mê và mục tiêu phát triển bản thân rõ ràng.

   – Trung thực, chăm chỉ, kĩ năng làm việc nhóm tốt.

   – Ưu tiên các ứng viên biết tiếng nhật.

III. CƠ HỘI VÀ QUYỀN LỢI:

   – Được làm việc trong môi trường năng động, cởi mở, thân thiện.

   – Hưởng các chế độ, quyền lợi theo luật lao động Việt Nam.

   – Có cơ hội tiếp xúc, học hỏi, làm việc với các công ty trong và ngoài nước.

   – Thu nhập theo năng lực.

   – Nghỉ 2 thứ 7 / tháng.

IV. HỒ SƠ ỨNG TUYỂN:

   – CV

   – Bảng điểm, bằng Đại Học (nếu đã tốt nghiệp).

   – Bản phô tô CMND, các chứng chỉ, bằng khen (nếu có)

V. HẠN NỘP HỒ SƠ: Ngày 05/07/2019

VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

   Hồ sơ gửi trực tiệp về địa chỉ Email: info@vimech.vn

   Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Mr.Cảnh SĐT: 02422189933. Hotline: 0347198433

VinFast sản xuất động cơ tại Việt Nam

VinFast sản xuất động cơ tại Việt Nam

Tin tức, TƯ VẤN THIẾT KẾ JIG Ô TÔ & XE MÁY

VinFast sản xuất động cơ tại Việt Nam

AVL, hãng phát triển động cơ ôtô của VinFast sẽ tinh chỉnh cỗ máy BMW N20 cho phù hợp với thị trường Việt Nam.

Hai bản concept sedan Lux A2.0 và SUV Lux SA2.0 dùng động cơ phát triển từ loại của BMW mang mã N20, nhưng được cấu hình lại bởi AVL, Áo – hãng chuyên nghiên cứu, cấu hình động cơ, hộp số cho các hãng xe. Lãnh đạo AVL cho biết hãng xe Việt Nam sẽ sản xuất động cơ trong nước, trên hệ thống dây chuyền nhập khẩu từ Đức. Do đó, cỗ máy sẽ có giá thành cạnh tranh hơn so với nhập khẩu toàn bộ.

Sedan Lux A2.0 ra mắt tại triển lãm xe Paris. Ảnh: carscoops.

Sedan Lux A2.0 ra mắt tại triển lãm xe Paris. Ảnh: carscoops.

VinFast xác nhận động cơ sẽ là một trong những chi tiết lớn được nội địa hoá. Hãng đã thành lập liên doanh với Aapico (Thái Lan) để làm nhà máy sản xuất thân vỏ (hàn, dập) tại khu phức hợp của hãng tại Hải Phòng với diện tích 9,1 ha. Hiện các hãng liên doanh ở Việt Nam đều nhập thân xe đã dập sẵn, chưa hãng nào dập tại Việt Nam. Tỷ lệ nội địa hoá càng cao, giá xe càng có cơ hội giảm.

AVL sẽ giúp VinFast tinh chỉnh lại cho phù hợp nhất với thị trường Việt Nam. Nhóm nghiên cứu của Áo thực hiện khảo sát thực tế nhu cầu lái xe của người Việt, dùng những thiết bị đo lường để đánh giá điều kiện khí hậu, chất lượng nhiêu liệu và các yếu tố khác. Từ đó, động cơ sẽ được căn chỉnh cho phù hợp với xe của VinFast.

Theo AVL, động cơ BMW N20 dùng trên xe VinFast không sử dụng hệ thống điều chỉnh van biến thiên Valvetronic mà được thay bằng chu kỳ Atkinson đã tăng thêm hiệu quả và giảm chi phí bảo dưỡng. Động cơ sẽ cung cấp hiệu năng tốt, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thải ô nhiễm. Cùng với đó, xe của VinFast sẽ trang bị hộp số tự động ZF 8 cấp, giúp tăng thêm hiệu quả vận hành.

SUV Lux SA2.0 trong lễ ra mắt tại Pháp. Ảnh: Carscoops.

SUV Lux SA2.0 trong lễ ra mắt tại Pháp. Ảnh: Carscoops.

Động cơ N20 được BMW sản xuất từ năm 2011 đến nay, với nhiều phiên bản khác nhau. Có những phiên bản đã dừng sản xuất từ năm 2017 để thay thế bằng động cơ B48 mới nhất của BMW hiện tại. Một số dòng xe còn dùng động cơ N20 của BMW gồm X3 xDrive28i, 220i X3 xDrive20i.

Theo công bố của VinFast động cơ N20 dùng trên hai mẫu SUV và sedan có 2 mức thông số kỹ thuật. Một phiên bản cho công suất 174 mã lực và mô-men xoắn 330 Nm, phiên bản còn lại cho công suất 227 mã lực và mô-men xoắn 350 Nm. Mẫu sedan Lux A2.0 có cả 2 tuỳ chọn công suất, đi cùng dẫn động cầu sau, trong khi SUV Lux SA2.0 chỉ có phiên bản động cơ cao hơn với tuỳ chọn dẫn động cầu sau hoặc 4 bánh toàn thời gian.

Trên BMW X3 xDrive28i, động cơ này áp dụng công nghệ điều khiển van biến thiên, cho công suất 240 mã lực và mô-men xoắn 352 Nm. Hiện hãng chưa tiết lộ có mua phần mềm điều khiển động cơ của BMW hay chỉ bản quyền phần cứng.

(Theo vnexpress.net)

Tư vấn thiết kế gia công JIG ô tô & xe máy

Tư vấn thiết kế gia công JIG ô tô & xe máy

TƯ VẤN THIẾT KẾ JIG Ô TÔ & XE MÁY

JIG hay còn gọi là ĐỒ GÁ là một chi tiết hoặc một cụm chi tiết được dùng nhiều trong gá đặt chi tiết, hoặc dùng trong lắp ráp các chi tiết khác nhau thành cụm chi tiết và cũng thường dùng trong kiểm tra độ chính xác của một chi tiết … Dung sai của gia công JIG phụ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của khách hàng, nhìn chung đối với các JIG, đồ gá dùng cho kiểm tra thì yêu cầu độ chính xác cao, độ chính xác cao hơn cả độ chính xác của chi tiết.

Ngoài việc thiết kế gia công JIG, đồ gá cũng rất quan trọng và cần thiết trong công nghiệp gia công cơ khí chính xác, giúp cho quá trình gia công trở lên đơn giản hơn, độ chính xác cao hơn, giảm thời gian gia công rất nhiều đặc biệt đối với sản xuất hàng khối để từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm.

Với truyền thống và kinh nghiệp nhiều năm trong thiết kế gia công JIG, đồ gá. Chúng tôi Công ty TNHH cơ khí Vimech luôn cam kết đảm bảo về chất lượng và giá thành hợp lý.

Các sản phẩm JIG, Đồ Gá mà chúng tôi thường xuyên thiết kế và gia công rất phong phú và đa dạng.

  1. Nhận thiết kế gia công JIG ô tô, đồ gá hàn ô tô & xe máy.

Trong ngành chế tạo sản xuất ô tô thì JIG, đồ gá hàn ô tô đóng vai trò rất quan trọng, các hãng xe xuất xưởng hàng trăm chiếc mỗi ngày. Vì vậy JIG hàn ô tô là một thiết bị không thể thiếu trong các xưởng sản xuất hay lắp ráp ô tô. Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô đang rất phát triển hàng năm có rất nhiều mẫu xe thay đổi, và mỗi dòng xe cũng có một bộ đồ gá hàn riêng cho nó.

Chúng tôi tự hào với đội ngũ kỹ sư được đào tạo bài bản, có trách nhiệm, được trang bị chuyên môn từ các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở Việt Nam.

  1. Nhận thiết kế chế tạo JIG, đồ gá gia công.

JIG, đồ gá gia công là một loại trang thiết bị công nghệ nhằm xác định vị trí chính xác của chi tiết gia công so với dụng cụ cắt, đồng thời giữ vững vị trí đó trong suốt quá trình gia công. Đồ gá gia công chiếm 80 – 90% đồ gá.

Công dụng đồ gá gia công giúp đảm bảo độ chính xác cao, nâng cao năng suất lao động và giảm thời gian gia công, đồng thời đồ gá gia công giúp mở rộng phạm vi gia công của máy công cụ …

  1. Nhận thiết kế gia công JIG, đồ gá kiểm tra.

JIG, Đồ gá kiểm tra là một loại trang thiết bị nhằm kiểm tra về độ chính xác theo yêu cầu của từng chi tiết. Thông thường độ chính xác của JIG kiểm tra phải có độ chính xác cao hơn độ chính xác của chi tiết.

  1. Nhận thiết kế gia công JIG, đồ gá theo nguyện vọng yêu cầu của khách hàng.

Trong ngành chế tạo máy thì trang thiết bị công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu nó được sử dụng hợp lý. Chính vì vậy, ngoài việc thiết kế gia công các loại JIG, đồ gá gia công, lắp ráp, kiểm tra, chúng tôi luôn nhận ý tưởng yêu cầu của khách hàng để thiết kế gia công thành sản phẩm JIG hoàn chỉnh.

Chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất cùng sự phục vụ tốt nhất.

Sự hài lòng của khách hàng là sự thành công của chúng tôi!

Nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp cơ khí

Nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp cơ khí

Tin tức
Nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp cơ khí

Doanh nghiệp trong ngành cơ khí sẽ có cơ hội đầu tư, phát triển và tham gia sâu vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thông qua các dự án đầu tư mới.

UBND TP.HCM vừa có quyết định số 50 về việc thực hiện chương trình kích cầu đầu tư, trong đó doanh nghiệp trong ngành cơ khí sẽ có cơ hội đầu tư, phát triển và tham gia sâu vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thông qua các dự án đầu tư mới.

Quyết định mới đã nâng mức cho vay đối với công nghệ, thiết bị lên 85% (mức cũ là 70%) của dự án được ngân sách hỗ trợ lãi suất.

Theo ông Đỗ Phước Tống – phó chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM, quy định mới không quy một mối ở Sở Kế hoạch và đầu tư làm thủ tục đăng ký dự án, mà mở sang Sở Công thương – với cơ quan đầu mối là Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ TP.HCM – tiếp nhận hồ sơ đăng ký.

“Các cơ quan chuyên trách này sẽ nắm rõ chuyên ngành của doanh nghiệp nên hồ sơ, thủ tục sẽ giải quyết nhanh hơn” – ông Tống nhận xét.

(Theo T.V.N.)

Chiến lược phát triển ngành cơ khí tầm nhìn đến năm 2035

Chiến lược phát triển ngành cơ khí tầm nhìn đến năm 2035

Tin tức

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Chiến lược phát triển ngành cơ khí tầm nhìn đến năm 2035

Mục tiêu tổng quát, đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước.Về xuất khẩu, giai đoạn đến năm 2020 sản lượng xuất khẩu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%. Đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí.

Cụ thể, đến năm 2025, tập trung phát triển một số phân ngành cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một phần xuất khẩu; đội ngũ lao động ngành cơ khí cơ bản có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Sau năm 2025, hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp; tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp trong nước có tiềm năng trở thành các tập đoàn mạnh trong khu vực trong lĩnh vực chế tạo như ô tô, máy nông nghiệp và thiết bị điện; hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn nhà cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vai trò chủ đạo.

Chiến lược đề ra các chính sách thực hiện, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí bao gồm các ưu đãi về thuế (Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế nhập khẩu), các biện pháp hỗ trợ đầu tư và kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính; tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ ngành cơ khí phù hợp với pháp luật về đầu tư và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nhằm tạo động lực cho phát triển ngành cơ khí Việt Nam, kết hợp chặt chẽ với phát triển công nghiệp lưỡng dụng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước, xây dựng chuỗi sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí trong nước và chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất ngành cơ khí thế giới.

Tập trung sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phát triển một số loại vật liệu cơ bản phục vụ ngành cơ khí, nhằm tận dụng lợi thế so sánh về nguồn khoáng sản trong nước với trình độ công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; tạo lập thị trường ở các phân ngành đã chọn, tạo tiền đề cho ngành cơ khí làm chủ công nghệ và nâng cao khả năng chế tạo. Ban hành các chế tài để bảo hộ hàng trong nước đã sản xuất được, phù hợp cam kết quốc tế.

Thu hút các tập đoàn chế tạo đa quốc gia có tiềm lực và thương hiệu với các ưu đãi có sức hấp dẫn nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, có khả năng cạnh tranh, có dung lượng thị trường đủ lớn; đồng thời, chú trọng xúc tiến đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mua thiết kế, công nghệ, đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cơ khí; đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hoặc hỗ trợ mua sát nhập các doanh nghiệp toàn cầu có thương hiệu, bao gồm cả phần R&D để rút ngắn quá trình phát triển.

Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí, gắn đào tạo với thực hành; hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt, từng bước xây dựng lực lượng tổng công trình sư và kỹ sư trưởng.

Nhà nước có cơ chế về lãi suất tín dụng để đầu tư và thời hạn vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí có dung lượng thị trường đủ lớn; xây dựng hệ thống thông tin ngành cơ khí để làm cơ sở dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp dùng chung; thúc đẩy và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề trong việc liên kết các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, khắc phục tình trạng chia cắt và phân tán trong ngành cơ khí.

(Theo Chinhphu.vn)

Vin Fast thành lập trung tâm đào tạo kỹ thuật viên cơ khí, cơ điện tử

Vin Fast thành lập trung tâm đào tạo kỹ thuật viên cơ khí, cơ điện tử

Tin tức

Ngày 7/2/2018, VinFast chính thức ra mắt Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên Cơ điện tử và Cơ khí công nghiệp. Các học viên tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo tiêu chuẩn Đức, mở ra cơ hội làm việc tại nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast và gần 50.000 công ty Đức toàn trên thế giới.

Vinfast ra mắt Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên Cơ điện tử và Cơ khí công nghiệp.

Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên VinFast nằm trong Tổ hợp dự án sản xuất ô tô VinFast do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng). Trung tâm sẽ chính thức hoạt động vào tháng 8/2018, trong đó, niên khóa đầu tiên có quy mô 200 học viên khóa thuộc 2 ngành học chính là Cơ điện tử và Cơ khí công nghiệp.Với mục tiêu trở thành một trong những Trung tâm đào tạo nghề hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên VinFast được trang bị cơ sở vật chất giảng dạy hiện đại, quy tụ đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản từ Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc và Đức. Tài liệu giảng dạy được xây dựng theo tiêu chuẩn Đức – quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp nặng và cơ khí chính xác, hội tụ đầy đủ các cấp độ từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu.

Chương trình đào tạo tại Trung tâm kéo dài 2,5 năm. Học viên sẽ học lý thuyết (40% thời lượng chương trình) và thực hành tại doanh nghiệp (60% thời lượng), qua đó thấm nhuần chuyên môn và tác phong làm việc công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ nắm vững kỹ năng và kỷ luật công việc để vào làm trong các môi trường chuyên nghiệp.

Đặc biệt, học viên tốt nghiệp Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên VinFast sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các phòng Thương mại và Công nghiệp Đức, và có cơ hội làm việc ở các vị trí thuộc bộ phận sản xuất, chất lượng, bảo trì, thiết kế, gia công chế tạo… tại Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast. Trong quá trình làm việc thực tế, các học viên cũng có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn khi đã có kinh nghiệm. Ngoài ra, học viên cũng có cơ hội làm việc tại hơn 300 công ty của Đức tại Việt Nam và 47.900 công ty Đức trên toàn thế giới.

Trung tâm sẽ nhận hồ sơ của ứng viên có nguyện vọng từ ngày 1/4/2018, tiến hành thi tuyển từ ngày 1/5/2018 và bắt đầu nhận những học viên đầu tiên vào tháng 8/2018. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp Phổ thông trung học năm 2017 – 2018 trên cả nước. Học viên sau khi trúng tuyển sẽ là nhân viên của Công ty VinFast, được cử đi học tại Trung tâm đào tạo Kỹ thuật viên, miễn học phí, được hưởng lương hàng tháng cũng như các phúc lợi theo chính sách của công ty VinFast.

Việc mở Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật viên là bước tiếp theo trong chiến lược phát triển bền vững của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast. Trong giai đoạn đầu, nhằm hướng tới trở thành nhà sản xuất ô tô – xe máy điện hàng đầu khu vực, VinFast sẽ sử dụng tỷ lệ lớn các chuyên gia người nước ngoài. Đồng thời, Công ty cũng khẩn trương đào tạo thế hệ kế cận để có thể nhận chuyển giao những kỹ thuật sản xuất tiên tiến trên thế giới, góp phần xây dựng một đội ngũ kỹ sư trình độ cao cho ngành cơ khí, cơ điện tử, giải quyết bài toán đào tạo nghề có chất lượng tại Việt Nam.

Báo Tin tức
VinFast ra mắt 4 mẫu ô tô thương hiệu Việt vào năm 2019

VinFast ra mắt 4 mẫu ô tô thương hiệu Việt vào năm 2019

Tin tức

Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup cho biết VinFast sẽ ra mắt xe máy điện vào quý III/2018, 2 mẫu ô tô động cơ đốt trong (dòng Sedan 5 chỗ và SUV 7 chỗ) vào quý II/2019, 1 mẫu ô tô điện và 1 mẫu ô tô động cơ đốt trong cỡ nhỏ vào cuối năm 2019.

VinFast ra mắt 4 mẫu ô tô thương hiệu Việt vào năm 2019Thủ tướng thăm hỏi các chuyên gia của công ty VinFast.

Trong chuyến công tác tại Hải Phòng, chiều nay, 13/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, làm việc tại Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện Vinfast.

Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup cho biết VinFast sẽ ra mắt xe máy điện vào quý III/2018, 2 mẫu ô tô động cơ đốt trong (dòng Sedan 5 chỗ và SUV 7 chỗ) vào quý II/2019, 1 mẫu ô tô điện và 1 mẫu ô tô động cơ đốt trong cỡ nhỏ vào cuối năm 2019.

Hiện tại, VinFast đã đàm phán và thỏa thuận xong hợp đồng với các công ty uy tín hàng đầu thế giới để cung cấp dây chuyền sản xuất, thiết bị và máy móc cho 5 phân xưởng, bao gồm: xưởng dập, xưởng hàn thân xe, xưởng sản xuất động cơ, xưởng sơn và xưởng lắp ráp, hoàn thiện và kiểm tra xe.

Ngoài ra, VinFast có một khu công nghiệp phụ trợ riêng để đầu tư và thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy, nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi chứng kiến tiến độ của Vingroup trong việc sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam, VinFast; đánh giá cao quyết tâm của Vingroup và sự vào cuộc của TP. Hải Phòng.

Theo Thủ tướng, những kết quả ban đầu này là tin vui đối với Chính phủ, với TP. Hải Phòng và người dân Việt Nam vì lần đầu tiên chúng ta có thương hiệu ô tô Việt Nam sản xuất trong nước với công nghệ hiện đại.

Nhấn mạnh việc xây dựng nền kinh tế tự chủ là định hướng quan trọng, Thủ tướng nhìn nhận, Vingroup đi đầu trong việc thực hiện định hướng này, qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ các công ty, đơn vị trong nước đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng cũng đánh giá cao việc VinFast đã dành công sức tiếp tục đào tạo cho công nhân Việt Nam để vận hành hệ thống. Cùng với đó, VinFast đã xây dựng hệ sinh thái sản xuất công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam dự kiến dành 70 ha để phát triển công nghiệp phụ trợ, một khâu yếu của Việt Nam.

Thủ tướng tin tưởng VinFast sẽ thành công và đề nghị các bộ, ngành, TP. Hải Phòng tạo điều kiện cho thương hiệu VinFast thành công.

(Theo P. Luật http://baophapluat.vn)

Tìm hướng đi cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Tìm hướng đi cho ngành công nghiệp hỗ trợ

Tin tức

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực này còn rất thấp, thậm chí còn thấp hơn so với một số nước trong khối ASEAN.

Sản xuất khay nhựa, hộp nhựa đựng linh kiện điện tử tại Khu công nghiệp Đình Trám (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển là do cơ chế, chính sách, mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm… nên đã kìm hãm sự tăng trưởng của ngành này ở Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung. Để ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, Hà Nội cần tập trung triển khai nhiều giải pháp theo hướng sát thực tế hơn. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư…

Mặc dù, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017-2020, định hướng 2025. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ có 900 doanh nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; trong đó, 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
UBND thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, thu hút, kêu gọi doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc quản lý, quản trị, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ kiến nghị với Chính phủ cho phép ban hành những chính sách đặc thù phù hợp, tận dụng được tiềm năng phát triển của Thủ đô.
Trong thời gian qua, đã có hàng trăm doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội được thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp khi tham gia Chương trình về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhưng số doanh nghiệp được nhận sự trợ giúp vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội chưa nhận được các trợ giúp trực tiếp từ thành phố còn rất lớn. Các hoạt động trợ giúp chuyên sâu, mang lại hiệu quả cao và thiết thực chưa nhiều. Sự chuyển biến mạnh mẽ, mang tính đột phá, thay đổi về chất trong các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước còn rất ít….
Khi nhận định về sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, ông Nguyễn Thành Minh, Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu dệt may Minh Thanh (quận Thanh Xuân- Hà Nội) cho biết, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện, hàng dệt may… hàng năm đem về cả trăm tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng rất thấp do công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Có thể thấy, nguyên nhân quan trọng nhất là chính sách, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chưa rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm.
Đồng quan điểm này, chị Lê Minh Ánh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại da giày Minh Ánh chia sẻ, hiện nay Nhà nước đã có nhiều chính sách cởi mở tháo gỡ khó khăn trong việc hỗ trợ tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn… Nhưng những quy định tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước vẫn còn thiếu.
Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hướng tiếp cận các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và “đầu ra” cho sản phẩm. Để làm được việc này, rất cần có các chương trình xúc tiến, trong đó chính quyền vừa là cầu nối, vừa là cơ quan giám sát việc thực hiện quá trình kết nối…
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 0,3% trong tổng số gần 500.000 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất chế tạo cho ngành công nghiệp hỗ trợ và cũng chỉ dừng ở gia công chế tạo các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng thấp… Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành chế tạo ô tô chỉ đạt 5-20%; ngành điện tử 5-10%; ngành da giày khoảng 30%…
Trong khi đó, phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem là chìa khóa để phát triển sản xuất công nghiệp cho nên Hà Nội cần đưa ra các cơ chế chính sách sát với thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm và cụ thể rõ ràng hơn trong thời gian tới để trợ giúp nhiều hơn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng và ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung phát triển. Bên cạnh đó, để có thể nâng tầm doanh nghiệp cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thì việc hỗ trợ tài chính trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Về phía các doanh nghiệp phụ trợ muốn trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm sự đầu tư về công nghệ, cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Để đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác nước ngoài, Nhà nước, các hiệp hội và bản thân doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn nữa đến vấn đề này. Doanh nghiệp “nội” cần chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hướng tiếp cận các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và “đầu ra” cho sản phẩm…
(Theo TTXVN)